Những Tuổi Tam Hợp Trong 12 Con Giáp

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng nghe nói về “tam hợp”“tứ hành xung” trong 12 con giáp. Đây là quan niệm phong thủy rất được quan tâm ở nước ta, trong phong thủy mỗi người sinh ra sẽ được một con giáp đại diện bảo hộ, từ đó tính cách và vận mệnh đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ tính cách đặc trưng của con giáp đó.

Trong 12 con giáp thì có những con giáp có bản mệnh hợp nhau nhưng lại có những con cực kỳ xung khắc. Từ đó mới có những quan niệm tam hợp, tứ hành xung được xét theo bản mệnh của mỗi con người. Vậy trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về tam hợp là gì? Tứ hành xung là gì? Và những vấn đề liên quan nhé.

Tam hợp là gì? Những điều cần biết về tam hợp

Trong 12 con giáp hiện nay được chia thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm là 3 con giáp có tính cách tương đồng, có sự liên quan liên kết với nhau người ta gọi là tam hợp. Vậy tam hợp là gì bạn hãy tìm hiểu dưới đây nhé.

Tam hợp là gì?

Tam hợp là một dạng “Minh Hợp”, nghĩa là sự hòa hợp tuyệt vời trong một mối quan hệ được thể hiện rất rõ ràng, tốt đẹp và quang minh chính đại. Những con giáp thuộc tam hợp thường có tính cách tương đồng và dễ dàng chung sống với nhau hòa hợp. Ngoài ra mối quan hệ giữa những người có tuổi tam hợp thường dễ dàng phát triển thành bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng…

Theo quan điểm của hầu hết các thầy phong thủy và từ kinh nghiệm của các ông bà ta thì những con giáp nằm trong nhóm tam hợp này sẽ có những cái tương đồng trong tính cách và cuộc sống. Ngoài ra những con giáp thuộc tam hợp khi nằm trong một mối quan hệ làm ăn, vợ chồng… thường suôn sẻ hơn, có chung chí hướng, chung lý tưởng và giúp đỡ nhau để dễ dàng tiến tới thành công hơn.

Trong 12 con giáp thì khoảng cách giữa 3 con giáp tam hợp là 4 năm, cũng vì vậy mà từ xưa đến nay các ông bà thường quan niệm trai gái hơn nhau 4 tuổi thì sẽ rất hợp để nên duyên vợ chồng, sẽ rất hòa hợp, hạnh phúc hơn.

Trong 12 con giáp thì có 4 địa chi thuộc tam hợp theo bản mệnh như sau:

  • Tam hợp hỏa cục bao gồm các tuổi: Dần – Ngọ – Tuất (cùng âm). Nhóm này khởi đầu từ Dần Mộc tới Ngọ Hỏa rồi đến Tuất Thổ.
  • Tam hợp mộc cục bao gồm các tuổi: Hợi – Mão – Mùi (cùng dương). Nhóm này khởi đầu từ Hợi Thủy – Mão Mộc và đến Mùi Thổ.
  • Nhóm thứ 3 là tam hợp Thủy Cục bao gồm các tuổi: Thân – Tý – Thìn (Cùng âm). Nhóm này khởi đầu từ Thân Kim – Tý Thủy rồi đến Thìn Thổ.
  • Nhóm tam hợp cuối cùng là Kim cục bao gồm các tuổi: Tỵ – Dậu – Sửu (cùng dương). Nhóm này khởi đầu từ Tỵ Hỏa tới Dậu Kim và sau cùng là Sửu Thổ.
Có Thể Bạn Quan Tâm  Hình ảnh Móng Cọp Bọc Vàng 18k Sang Trọng

Đặc trưng của các nhóm tam hợp

Theo quan niệm phong thủy thì những người có mối quan hệ thân thiết thuộc nhóm tam hợp sẽ dễ dàng gặp may mắn, tâm đầu ý hợp cũng như dễ mở ra một cơ hội phát triển tốt đẹp. Vì mỗi nhóm sẽ mang trong mình những đặc trưng cơ bản khác nhau, cụ thể như sau:

Tuổi Thân – Tý – Thìn: Nhóm kiên trì

Thân – Tý – Thìn là tam hợp thuộc nhóm kiên trì, nhóm người này có tinh thần trách nhiệm, đấu tranh và kiên trì rất cao. Một khi những người ở nhóm này đã quyết tâm làm gì thì sẽ quyết tâm đạt bằng được mục tiêu đặt ra. Họ thường hành động, làm việc nhiều hơn so với việc kể lể, nói ra. Theo tính cách những người này rất tốt bụng và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh.

Nếu tuổi Tý thông minh vốn có, bản tính nhanh nhẹn thì có thừa, tuy nhiên những người tuổi Tý thường đôi khi không đủ tự tin để đối mặt với khó khăn. Vì vậy tuổi Tý luôn cần sự dũng cảm, quả quyết của tuổi Thìn, ngược lại tuổi Thìn đôi khi lại thiếu sáng tạo, cần đến đôi mắt tinh tế của tuổi Thân và Tý. Tuổi Thân lại cần được tiếp thêm sức mạnh bởi sự nhiệt tình, năng động của tuổi thìn và sự sáng suốt của tuổi Tý. Vì vậy khi 3 con giáp này hợp sức lại, đoàn kết lại thì sẽ cho ra một tổng thể vô cùng hoàn hảo.

Tuổi Tỵ – Dậu – Sửu: Nhóm trí thức

Tỵ – Dậu – Sửu là nhóm tam hợp thuộc những người trí thức. Nhóm này rất hay tưởng tượng, suy tư về những điều xa xôi phía trước. Những người này có tính cách khá mạnh mẽ, quyết đoán, một khi đã đặt ra mục tiêu thì bằng mọi giá sẽ phấn đấu tới cùng.

Nếu Sửu trung thực, thật thà là người có trách nhiệm nhưng lại thiếu đi sự nhanh nhẹn của Tỵ và Dậu. Ngược lại tuổi Dậu lại khá bộc trực, khó kiềm chế được cảm xúc của mình mà luôn cần đến sự nhẹ nhàng, ân cần của Sửu và Tỵ.

Tuổi Dần – Ngọ – Tuất: Nhóm độc lập

Nhóm độc lập thường sẽ gọi tên các tuổi Dần – Ngọ – Tuất. Nhóm tam hợp này có chung sở thích là yêu tự do, thích trải nghiệm, đam mê khám phá mọi thứ xung quanh cuộc sống.

Nếu như tuổi Ngọ giàu tình cảm, có cho mình nhiều ý tưởng phong phú, sáng tạo thì tuổi này sẽ vô cùng hoàn hảo khi có thêm sự quyết đoán, mạnh mẽ của tuổi Dần cùng với sự tỉnh táo, sáng suốt của tuổi Tuất. Còn tính nóng nảy của tuổi Dần sẽ được làm dịu đi rất nhiều nếu kết hợp được với sự nhẹ nhàng, ân cần của tuổi Tuất.

Tuổi Hợi – Mão – Mùi: Nhóm ngoại giao

Đây là nhóm tam hợp cuối cùng và là những con giáp rất giỏi giao tiếp, ứng xử với tất cả mọi người. Tuổi Hợi, Mão, Mùi luôn là những người sẵn sàng thông cảm, lắng nghe cũng như giúp đỡ những người xung quanh khi gặp khó khăn.

Tuổi Hợi rất chăm chỉ, cần cù nhưng sẽ tuyệt vời khi có thêm sự tinh thế, nhanh nhẹn của tuổi Mão và tuổi Mùi thì sẽ thành công mỹ mãn hơn. Ngược lại tuổi Mùi và tuổi Mão tuy lanh lợi nhưng sẽ vô cùng tuyệt vời nếu có thêm đức tính cần cù, chịu khó của tuổi Hợi. Ba con giáp này sinh ra chính là mảnh ghép hoàn hảo để bổ trợ cho nhau nên tạo thành bộ ba tam hợp tuyệt vời trên thương trường cũng như trong cuộc sống.

Có Thể Bạn Quan Tâm  Biểu Tượng Của Cung Song Tử

Trong quan niệm phong thủy thì ngoài các tuổi hợp nhau ra thì còn có những con giáp sinh ra đã được xem là khắc nhau từ bản mệnh đến tuổi. Cho nên bên cạnh tam hợp còn có thêm quan niệm về tứ hành xung nữa. Nói cách khác dễ hiểu hơn thì tứ hành xung chính là những người sinh ra đã mang trong mình bản mệnh xung khắc với nhau. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn hãy đọc tiếp bài viết này cùng với chúng tôi nhé.

Tứ hành xung là gì? Những điều cần biết về tứ hành xung

Là người dân Việt Nam chắc hẳn bạn đã nghe đi nghe lại cụm từ “Tứ hành xung” rồi nhỉ. Tứ hành xung chính là cụm từ được áp dụng để miêu tả chính xác những người sinh ra đã có bản mệnh tương khắc với nhau. Điều này thể hiện qua nhiều mối quan hệ của cuộc sống từ bạn bè đến đồng nghiệp cho đến quan hệ vợ chồng. Vậy cụ thể tứ hành xung là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Tứ hành xung là gì?

Nếu bạn đang băn khoăn về định nghĩa của tứ hành xung là gì? Thì chúng ta có thể hiểu theo ý nghĩa đơn giản nhất như sau: “tứ” có nghĩa là 4, “Hành xung” có nghĩa là xung khắc với nhau. Ghép nguyên câu này lại chúng ta được ý nghĩa là 4 con giáp có quan hệ xung khắc với nhau nằm trong một nhóm.

Vậy tứ hành xung chính là 4 con giáp có tính cách xung khắc trái ngược nhau hoàn toàn về tính cách, quan điểm và phong cách sống. Điều này thể hiện qua những lần khắc khẩu, những cuộc cãi vã hay những bất đồng trong quan điểm từ cuộc sống đến xã hội.

Trong số 12 con giáp thì theo phong thủy chúng ta chia thành 3 nhóm con giáp xung khắc với nhau. Mỗi nhóm gồm 4 con giáp xung hại nhau, có nghĩa là khi kết hợp 4 con giáp này lại với nhau thì có thể gây ra nhiều khó khăn, cản trở nhau, thay vì dắt tay nhau đi lên như “tam hợp” thì lại khiến cho team càng ngày càng thụt lùi. Vì thế theo quan niệm của dân gian, của ông bà ta thì những tuổi nằm trong top xung khắc nên tránh kết duyên làm vợ chồng, kết giao bạn bè, hợp tác làm ăn hay sinh con đẻ cái cũng nên tránh những tuổi xung khắc với bố mẹ…

Các nhóm con giáp xung khắc với nhau

Trong 12 con giáp thì được chia ra 3 nhóm tứ hành xung như sau:

  • Nhóm 1: Dần – Thân – Tỵ – Hợi.
  • Nhóm 2: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.
  • Nhóm 3: Tý – Ngọ – Mão – Dậu.

Từ xưa đến nay nhiều người cứ nghĩ rằng những con giáp nằm trong nhóm tứ hành xung đều xung khắc với nhau, tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm nhé. Mà sự xung khắc trong nhóm này được chia thành 2 loại khác nhau và trong mỗi nhóm tứ hành xung còn có thêm một mối quan hệ nhị hợp nữa đấy.

Xét quan niệm âm dương ngũ hành

Xét theo quan niệm âm dương ngũ hành chúng ta có quy ước ngũ hành ứng với 12 con giáp cụ thể như sau:

  • Tuổi Tý, Hợi thuộc hành Thủy.
  • Tuổi Sửu, Thìn, Mùi, Tuất thuộc hành Thổ.
  • Tuổi Dần, Mão thuộc hành Mộc.
  • Tuổi Tỵ, Ngọ thuộc hành Hỏa.
  • Tuổi Thân, Dậu thuộc hành Kim.

Theo học thuyết ngũ hành thì chúng ta diễn giải vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản đó là tương sinh và tương khắc. Cụ thể như sau:

  • Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
  • Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Có Thể Bạn Quan Tâm  Biểu Tượng Của Cung Bạch Dương

Như vậy xét theo luật âm dương ngũ hành thì trong 3 nhóm tứ hành xung vẫn tồn tại các cặp con giáp có quan hệ nhị hợp. Và các con giáp trong nhóm chỉ có xung khắc theo từng cặp riêng tạo thành mối quan hệ lục xung như sau:

  • Tuổi Tý với tuổi Ngọ tương xung.
  • Tuổi Mão với tuổi Dậu tương xung.
  • Tuổi Dần với tuổi Thân tương xung.
  • Tuổi Tỵ với tuổi Hợi tương xung.
  • Tuổi Thìn với tuổi Tuất tương xung.
  • Tuổi Sửu với tuổi Mùi tương xung.

Vậy theo luật âm dương ngũ hành thì trong 12 con giáp vẫn tồn tại các cặp con giáp có quan hệ nhị hợp như sau:

  • Tý với Sửu
  • Dần với Hợi
  • Mão với Tuất
  • Thìn với Dậu
  • Tỵ với Thân
  • Ngọ với Mùi

Xét quan niệm xung khắc theo bản mệnh

Tứ hành xung ngoài xét theo âm dương ngũ hành thì còn được xét qua quan niệm xung khắc theo bản mệnh nữa. Sự xung khắc giữa các con giáp không chỉ dựa vào địa chi mà còn bị chi phối bởi thiên can, tức là chịu ảnh hưởng trực tiếp của bản mệnh.

Theo quan niệm phong thủy từ xưa đến nay chúng ta đã sử dụng 12 địa chi (là 12 con giáp) và 10 thiên can. Mỗi địa chi và thiên can lại thuộc các hành riêng trong ngũ hành. Và cụ thể 12 thiên can được chia thành các yếu tố ngũ hành như sau:

  • Giáp, Ất thuộc hành Mộc.
  • Bính, Đinh thuộc hành Hỏa.
  • Mậu, Kỷ thuộc hành Thổ.
  • Canh, Tân thuộc hành Kim.
  • Nhâm, Quý thuộc hành Thủy.

Cụ thể tính theo luật âm dương thì 12 thiên can và 10 địa chi được chi thành 2 nhóm âm dương cụ thể như sau:

  • Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc Dương.
  • Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc Âm.
  • Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc Dương.
  • Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là Âm.

Vậy xét theo bản mệnh thì hai con giáp chỉ thật sự xung khắc nếu mệnh tương khắc với nhau. Ví dụ như tuổi Tỵ và tuổi Hợi tương khắc với nhau nhưng tuổi Kỷ Tỵ lại không hề xung khắc với Kỷ Hợi hay Quý hợi vì âm mộc không xung khắc với âm mộc và âm thủy.

Vì vậy kết lại thì dù chúng ta có nằm trong nhóm tứ hành xung thì chưa chắc đã thật sự xung khắc với các tuổi còn lại mà còn phải xét trên nhiều phương diện để đưa ra phán đoán chính xác nhất.

Luật xung khắc ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh bất động sản?

Tưởng chừng như không hề liên quan đến nhau nhưng bạn có biết luật phong thủy tam hợp, tứ hành xung lại ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề kinh doanh trong ngành bất động sản đấy. Người ta nói kinh doanh bất động sản cần nhiều đến tầm nhìn cũng như sự may mắn. Vậy nó có liên quan gì đến luật xung khắc trong ngũ hành?

Đầu tiên khi kết hợp kinh doanh bất động sản chúng ta nên lựa chọn những người có bản mệnh tam hợp và tránh xung khắc cả về bản mệnh hay âm dương ngũ hành. Vì sự xung khắc không chỉ thể hiện qua tính cách, quan điểm, chí hướng mà còn xung khắc cả trong đường đi, hướng nhìn cũng như sẽ kìm hãm sự may mắn của đối phương.

Vậy chọn được một người “hợp tuổi” để kết hợp kinh doanh sẽ dễ dàng hỗ trợ, bổ sung cho nhau hơn. Khi hai người thật sự hợp nhau thì sẽ giúp kiềm chế được những nhược điểm để cùng nhau đạt được mục đích chung. Đặc biệt hơn nếu xét theo quan điểm phong thủy thì khi những người có bản mệnh hợp với nhau kết hợp lại buôn bán, kinh doanh, đầu tư bất động sản sẽ mang đến nhiều may mắn và dễ dàng sinh lời hơn.

Thêm một lưu ý nữa là chúng ta cần xem xét cung mệnh để xem xét bản thân hợp với trạch nào, hướng nào, cùng hùn vốn với người tuổi nào thì hợp với miếng đất hay căn hộ đó. Đây cũng là định luật phong thủy được ứng dụng rất nhiều trong kinh doanh, buôn bán và đầu tư bất động sản tại nước ta cũng như tại hàng loạt các tập đoàn lớn ở Trung Quốc.

Trên đây là bài viết tìm hiểu về Tam hợp là gì? Tứ hành xung là gì? Hy vọng bài viết đã giúp giải đáp được những thắc mắc của bạn. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi.